Những triệu chứng và cách chữa trị bệnh giang mai hiệu quả nhất

Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên mặt da, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1-3 tuần sẽ nhạt dần và tự biến mất, vị trí ban mọc thường là ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên.

Giang mai là một bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục. Đây là một căn bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay nhưng hầu như mọi người có hiểu biết rất ít về nó. Dưới đây là triệu chứng và cách chữa trị mà chúng ta nên biết:

benh-giang-mai-co-chua-duoc-khong

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2

Triệu chứng bệnh giang mai:

Bệnh giang mai được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Sau khi mắc bệnh được 3-90 ngày bệnh mới biểu hiện ra ngoài bằng các vết loét trên da, thường là tại bộ phận sinh dục như ở dương vật, quy đầu (ở nam giới), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (ở nữ giới).
Đặc điểm vết loét: nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng, không đau và vùng bẹn bị nổi hạch ở 2 bên.
Sau 6-8 tuần vết loét sẽ biến mất mà không cần điều trị, lúc này vi khuẩn giang mai đã đi vào máu và tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2:

Sau giai đoạn 1 từ 4 đến 10 tuần, bắt đầu nổi các nốt đào ban màu hồng đối xứng, không ngứa, không nổi cao trên mặt da, ấn vào thì biến mất, không bong vảy và sau đó 1-3 tuần sẽ nhạt dần và tự biến mất, vị trí ban mọc thường là ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên.
Có thể xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc, sẩn mủ (hiếm gặp).
Các triệu chứng khác: sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Sau 3 đến 6 tuần các triệu chứng này sẽ tự mất.
Giai đoạn tiềm ẩn:

Không xuất hiện các triệu chứng của bệnh, muốn xác định bệnh thì phải làm xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu. Dưới 1 năm sau giai đoạn 2, khoảng ¼ số bệnh nhân sẽ bị tái phát các triệu chứng bệnh giang mai thuộc giai đoạn 2, còn lại là không có triệu chứng gì.

Giai đoạn 3:

Bệnh phát triển ăn sâu vào các tổ chức da thịt và các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch …, gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.
Cách chữa trị bệnh giang mai:

Nếu bệnh giang mai được phát hiện sớm và chữa trị đúng thì có thể điều trị khỏi hẳn.

Giai đoạn đầu

Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng.
Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế (nhưng không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai).
Giai đoạn biến chứng

Tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày cho bệnh nhân giang mai thần kinh. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.
Ở giai đoạn này việc điều trị chỉ là hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *